Máy biến áp là phương tiện cung cấp điện năng chính cho cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Tuy nhiên máy biến áp khi xảy ra cháy nổ sẽ vô cùng nguy hiểm gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản. Chính vì vậy, phòng cháy chữa cháy máy biến áp hiện nay đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bài viết dưới đây của DHT Việt Nam sẽ chỉ ra cho bạn đọc những biện pháp phòng cháy chữa cháy máy biến áp hiệu quả áp từ kinh nghiệm nhiều năm cung cấp dịch vụ phòng cháy chữa cháy trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
>>> Xem ngay: Top 7+ Công ty cung cấp thiết bị chữa cháy tốt nhất Việt Nam
Tại sao máy biến áp dễ cháy nổ?
Do nhu cầu điện năng ngày càng tăng cao, việc cháy máy biến áp có thể diễn ra với tần suất cao hơn, đặc biệt tại khu vực có nắng nóng kéo dài. Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ máy biến áp sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ, chúng tôi có thể liệt kê một số nguyên nhân chính sau:
Nhiệt độ của máy biến áp tăng quá mức cho phép
- Cách điện giữa các lá thép bị hỏng do chúng bị già cỗi vì thời gian làm việc lâu vượt quá tuổi thọ của chúng hoăc do những hư hỏng cục bộ.
- Cháy trong các lá thép do hỏng cách điện của chốt ép tạo ra ngắn mạch hoặc hư hỏng cục bộ cách điện giữa các lá thép gây ngắn mạch giữa chúng.
Cuộn dây trong máy bị chập nhau.
- Hiện tượng chập cuộn dây là do cách điện của cuộn dây bị quá tải bị kéo dài, chế độ làm mát không đảm bảo, do hư hỏng cơ giới của cách điện vòng dây khi sự cố.
- Cuộn dây bị nhô lên khỏi mặt dầu vì mức dầu thấp quá mức.
- Cuộn dây bị đánh thủng ra vỏ là do cách điện có vết nứt hoặc bị sứt mẻ.
Hư hỏng các sứ đầu vào của máy biến áp.
- Do cách điện của sứ đầu vào bị hỏng gây chạm vỏ hay phóng điện giữa các pha. Sứ đầu vào bị nứt hay can dầu, mặt trong của sứ bị bẩn, chim thú sa vào, chạy trên mặt biến áp.
- Sự phóng điện giữa các sứ đầu vào xuống vỏ tạo thành hồ quang dẫn điện dẫn đến chảy dầu, gây cháy nổ.
Do tác động của thiên nhiên.
- Khi mưa giông máy biến áp có thể bị sét đánh thẳng nếu hệ thống thu lôi chống sét không đảm bảo độ tin cậy, khi có sét đánh trên đường dây tải điện, điệp áp của sét theo đường dây chạy vào trong máy gây quá điện áp trong máy, nếu các thiết bị chống sét( kiểu van, ống tác động không kịp thời hay không tác động sẽ gây cháy máy).
Do những sai lầm của công nhân vận hành.
- Do thao tác nhầm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp; do sơ xuất khi sử dụng lửa trong khi vận hành máy biến áp.
Tầm quan trọng của phòng cháy chữa cháy máy biến áp
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu điện năng để vận hành công nghiệp ngày càng tăng cao, bên cạnh đó, gia tăng dân số tại Việt Nam cũng như thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu điện dân sinh cũng tăng lên chóng mặt. Do đó, máy biến áp tại các khu vực đều phải vận hành trong trạng thái quá tải và thường xuyên phải cấp nguồn hỗ trợ từ trạm biến áp khác.
Để đảm bảo an toàn khi cung cấp điện kinh doanh và tiêu dùng của người dân, việc xây dựng và lắp đặt bổ sung các thiết bị cho máy biến áp vận hành an toàn là hết sức cần thiết. Trong đó, có hệ thống phòng cháy chữa cháy máy biến áp dựa trên nguyên tắc phun sương tự động. Trạm biến áp sẽ được lắp đặt hệ thống camera an ninh thông minh, kết hợp các đầu dò khói, dò nhiệt… tất cả sẽ được quản lý tập trung tại phòng trung tâm chỉ huy. Bất kỳ sự cố nào xảy ra thì hệ thống cũng sẽ lập tức báo động, đồng thời hình ảnh tại vị trí gặp sự cố sẽ được gửi về trung tâm kèm theo tọa độ chính xác trên bản đồ số.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy máy biến áp hiệu quả
- Kiểm tra ống phòng nổ thấy dầu bị phụt ra ngoài chứng tỏ khả năng ngắn mạch giữa các pha hoặc cái chuyển mạch bề mặt tiếp xúc bị yếu hoặc bị cháy.
- Kiểm tra đầu dẫn điện ra, kiểm tra sứ hạ áp đối với máy giảm áp, sứ cao áp đối với máy tăng áp. Nếu rơle bảo vệ dòng điện cực đại và rơle so lệch làm việc ta có thể kết luận hỏng hóc như: xảy ra phóng điện giữa các sứ, chảy dầu ở chỗ nối, chỗ gắn sứ, nên cần phải tìm để phát hiện vết nứt trên mặt sứ, mức dầu trong sứ giảm thấp và bẩn, hay những vật lạ rơi vào các sứ, bu lông xiết không chặt, gioăng đệm hỏng...
- Kiểm tra các bu lông, gioăng xiết ở thùng máy và bộ làm mát, bình giãn nở dầu, phát hiện các vết hàn bị nứt, chảy dầu.
- Kiểm tra hệ thống làm mát của máy như quạt nhân tạo. Các máy biến áp có công suất từ 10.000 đến 60.000 kVA ở các cánh tản nhiệt đặt hai quạt. Việc đóng ngắt có thể được điều khiển bằng tay hay tự động phụ thuộc vào nhiệt độ dầu và dòng điện của phụ tải.
Kiểm tra các thiết bị đo lường ampemét, vônmét, đồng hồ đo tần số, đối với các máy biến áp có công suất trên 1000 kVA thì phải có ampemét đo phụ tải cân bằng giữa 3 pha.
+ Trang bị hệ thống quạt nhân tạo:
Các máy biến áp công suất từ 7500 kVA trở lên cần được trang bị hệ thống quạt điện để làm mát các ống dẫn dầu và làm mát bộ làm mát dầu, việc đóng ngắt hệ thống quạt phụ thuộc vào nhiệt độ trên bề mặt dầu. Quạt được đóng ngắt có thể tự động hoặc điều khiển bằng tay.
+ Trang bị hê thống bảo vệ tự động.
Các máy biến áp phải được bảo vệ ổn định chống các sự cố quá tải ngắn mạch quá điện áp thiên nhiên xảy ra trên lưới: hệ thống báo tín hiệu ( chuông , đèn). Lắp đặt dao cách ly trên các pha, cầu trì cao, hạ áp, các bộ ngắt không khí, ngắt dầu , rơ le nhiệt, rơ le điện từ, bộ điện kháng.
+ Trang bị hệ thống báo cháy và chữa cháy.
Đối với các máy biến áp công suất từ 220000 kVA trở lên cần được trang bị hệ thống báo cháy khi xuất hiện nhiệt độ cao, ngọn lửa hoặc khói hệ thống chữa cháy bằng bụi nước, các bình bọt , bình khí CO2 và các dụng cụ chữa cháy ban đầu. Các trạm biến áp lớn phải trang bị hệ thống thông tin liên lạc với đội chữa cháy chuyên nghiệp để kịp thời báo cháy khi xảy ra.
Hiện nay người ta đã trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng khí sạch cho các máy có công suất lớn từ 5M.V.A trở lên. Đây là hệ thống tự động chữa cháy được DHT Việt Nam lắp đặt cho rất nhiều bộ phận điều hành quản lý máy biến áp trên toàn Việt Nam.
Tìm hiểu chi tiết tại hotline 0968.692.585 của DHT Việt Nam về hệ thống phòng cháy chữa cháy máy biến áp nói riêng và các trang thiết bị chữa cháy hàng đầu.
>>> Xem ngay: Địa chỉ bán thiết bị chữa cháy uy tín
>>> Xem ngay: Địa chỉ nạp bình chữa cháy ở Vĩnh Phúc uy tín