Ngày phòng cháy toàn dân là một trong những sự kiện quan trọng được nhiều người quan tâm. Vậy Chính phủ đã quy định như thế nào? Sở dĩ nó quan trọng bởi phòng cháy chữa cháy chính là một trong những hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng của con người. Ngoài ra khi một đám cháy xảy ra còn để lại rất nhiều hậu quả và di chứng nặng nề về tài sản và còn cả môi trường. Nhất là các đám cháy có chứa các hợp chất gây hại. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả trong công tác PCCC và giáo dục ý thức người dân, Chính phủ đã xây dựng Luật Phòng cháy chữa cháy và lấy ngày 4/10 làm Ngày phòng cháy toàn dân.

>>> Có thể bạn chưa biết: Danh mục thiết bị phòng cháy chữa cháy và chi phí kiểm định mới nhất

 1. Ngày phòng cháy toàn dân là ngày bao nhiêu?

 Sắc lệnh về PCCC đầu tiên

Nhằm nhấn mạnh công tác phòng cháy chữa cháy, từ xưa đến nay các cấp các ngành đều rất quan tâm tới lĩnh vực này. Ngay từ 4/10/1961 chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và thông qua Sắc lệnh số 53/LCT. Đây là một sắc lệnh về nội dung quy định của Nhà nước với công tác phòng cháy chữa cháy. Có thể nói sự kiện này đóng một vai trò quan trọng, đánh dấu mốc trong công tác PCCC. Trong sắc lệnh ghi rõ công cuộc PCCC là một cách để bảo vệ tài sản trước tiên là của nhà nước, tính mạng của nhân dân. Đồng thời với đó là đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Và chú trọng công tác PCCC cũng chính là một trong số những nghĩa vụ và là trách nhiệm của toàn thể nhân dân và toàn xã hội.

Hoạt động phòng chống cháy nổ nhân ngày Phòng cháy toàn dân

 

Đặc biệt, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra các nội dung dạy các chiến sĩ, lực lượng thực hiện PCCC

- Cảnh giác và luôn luôn cảnh giác và không được tự mãn

- Hoàn thành nhiệm vụ ở trong mọi tình huống. Đây là cách để bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân và Nhà nước

- Luôn học tập để trau dồi kiến thức và tìm ra các sáng kiến mới để tối ưu việc phòng cháy chữa cháy

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho các lực lượng PCCC.

Các văn bản, sắc lệnh sau đó

Tới năm 1991, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (ngày nay gọi là Chính phủ) cũng đã thông qua chỉ thị số 175/TTg. Đây là một chỉ thị về PCCC. Trong đó quy định rõ lấy ngày 4/10 hằng năm chính là Ngày phòng cháy toàn dân.

Tiếp sau đó, tới năm 1996, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa thông qua Quyết định lấy ngày này làm ngày Truyền thống toàn dân PCCC. Sau đó khi đất nước đã bước vào thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH, Chính phủ đã xây dựng Luật Phòng cháy chữa cháy. Một lần nữa trong bộ luật này đã nêu rõ ngày toàn dân phòng cháy. Bên cạnh đó Đề án cũng đã quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ và các thông tin liên quan.

 

Nghị định 71 Luật PCCC cập nhật mới nhất

 2. Các hoạt động trong ngày phòng cháy toàn dân

Ngày phòng cháy toàn dân không chỉ là một sự kiện quan trọng trong ngành PCCC. Đây còn là một lời nhắc nhở đối với mỗi người dân về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Trong ngày này thông thường, nhiều hoạt động đã được tổ chức nhằm nâng cao tinh thần và ý thức của người dân. Đồng thời với đó là cung cấp các kiến thức hữu ích trong công tác PCCC. Một phần không thể thiếu trong thời điểm này chính là biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân và tổ chức đã có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC.

Kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị

Đây cũng chính là một nội dung quan trọng nằm trong tuần hưởng ứng ngày toàn dân PCCC. Việc bảo dưỡng kịp thời các thiết bị sẽ giúp rà soát, chỉnh lý. Đồng thời với đó là có phương án điều chỉnh phù hợp. Điều này sẽ giúp cho việc cứu hộ, cứu nạn tốt hơn. Nhất là các khu vực địa hình hiểm trở hay các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao đây là một nội dung càng quan trọng.

Tập huấn cứu nạn cứu hộ

 

Các quy định trong PCCC

Thông thường các đơn vị sẽ tổ chức các buổi tập huấn, diễn tập. Các buổi này thường có các đơn vị ban ngành, các chiến sĩ nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn. Bởi khi có một sự cố xảy ra, nhân sự ở khu vực đó là người đầu tiên chịu ảnh hưởng cũng như quyết định việc có thể nhanh chóng dập tắt đám cháy hơn. Các hoạt động tập huấn này mang nội dung thiết thực và thường nhận được sự ủng hộ từ phía cán bộ cũng như nhân dân. Thông qua đó họ có thể nâng cao kiến thức và trang bị cho mình các kinh nghiệm hữu ích nhất. Điều này sẽ rất cần thiết trong trường hợp có sự cố xảy ra. Khi nắm rõ các nguyên tắc sẽ giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Đồng thời cũng hạn chế các tác hại khác do vụ hỏa hoạn để lại.

Khen thưởng, tri ân các cá nhân tổ chức

Trong quá trình trao đổi kinh nghiệm chắc chắn cũng không thể thiếu được hoạt động khen thưởng. Đây cũng là một cách động viên tinh thần chiến đấu của anh em. Đồng thời với đó chính là tri ân những người đã anh dũng hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ. Sự hy sinh của các anh chính là một trong những biểu trưng cho tinh thần chiến đấu kiên cường vì sứ mệnh Tổ quốc giao phó.

Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn không chỉ nắm được thông tin Ngày phòng cháy toàn dân là ngày bao nhiêu. Bởi thông tin này chỉ là một điều căn bản. Mà ý nghĩa sâu xa mà chúng tôi muốn hướng tới chính là nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng cháy chữa cháy. Đầu tiên bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất. Sau đó bạn cần chuẩn bị những loại vật dụng phù hợp và hiệu quả. Đây sẽ là phương tiện hỗ trợ bạn khi có các sự cố đáng tiếc xảy ra. Đó là lý do bạn nên liên hệ Phòng cháy chữa cháy DHT qua số điện thoại 0968692585 - 0961889114 hoặc email: pcccdhtvietnam@gmail.com để được tư vấn tận tình bởi những chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm.

>>> Xem ngay: Phòng cháy chữa cháy là gì và ý nghĩa công tác phòng cháy chữa cháy

Bọt foam chữa cháy là gì? Bán ở đâu và giá bao nhiêu?
Bọt foam chữa cháy là một dạng mãng bọt với khối lượng lớn. Nó rất bền và ở trong đó có chứa không khí. Tất nhiên tỷ trọng đó nhỏ hơn xăng, dầu, nước....
Luật phòng cháy mới nhất và những nội dung cơ bản bạn cần nắm rõ
Luật phòng cháy mới nhất là một trong những văn bản quan trọng được sử dụng trong ngành PCCC. Nó quy định các yêu cầu, các nghĩa vụ và trách nhiệm của...