Khi đám cháy kim loại xảy ra, cách lính cứu hỏa dập tắt nó sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên vì dường như họ không làm gì cả. Tuy nhiên, cách xử lý này đến từ bản chất của việc cháy kim loại mà DHT Việt Nam sẽ giải thích trong bài viết sau đây. Rất hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức để chữa đám cháy kim loại một cách hiệu quả và đúng cách, tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc.

Cách chữa đám cháy kim loại: không được hành động tùy tiện

Một trận hỏa hoạn lớn bắt đầu khi một vài kim loại (natri, magie, lithium,..) bốc cháy. Việc dội nước hoặc dập bằng bình cứu hỏa để chữa đám cháy kim loại sẽ khiến trận hỏa hoạn lớn hơn và gây nổ.

Hầu hết mọi người khi muốn chữa đám cháy kim loại đều có xu hướng sử dụng những vật dụng chữa cháy như: nước, bình cứu hỏa, cát, … ngay tức khắc, tuy nhiên điều này có thể dẫn đến việc đám cháy kim loại lan to hơn, thậm chí gây cháy nổ lớn, ảnh hưởng đến tính mạng những người xung quanh.

Việc chữa đám cháy kim loại mà không hiểu về phản ứng hóa học của các chất sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn. Chẳng hạn, magie sẽ cháy bốc cháy lớn hơn khi có mặt CO2, so với việc chỉ có magie trong không khí. Nguyên nhân của việc này là do, khi kim loại cháy(cụ thể là Mg), nếu có mặt CO2, phản ứng hóa học lập tức xảy ra như sau: Mg + CO2 => MgO + C. Phản ứng trên tỏa nhiệt rất mạnh và tạo ra muội than. Muội than tiếp tục cháy và làm cho đám cháy càng khó kiểm soát.

Cháy kim loại Magie

Nước cũng không giúp ích cho việc chữa đám cháy kim loại. Nếu kim loại đã tan chảy, nước được thêm vào sẽ dẫn đến kết quả sẽ là một vụ bùng nổ hơi, làm văng nó đi khắp nơi. Thêm nữa, một vài loại kim loại khi bị đốt nóng sẽ phân tách nước thành oxy và hydro, tạo ra tình huống giống như một vụ nổ hydro lớn.

Đám cháy kim loại

Cát khô hoặc muối cũng không phải là dụng cụ dập tắt khi có đám cháy kim loại. Những vật liệu tiêu chuẩn để dập tắt khi có đám cháy kim loại này sẽ biến thành sự tàn phá.

Một trường hợp ví dụ điển hình: vào năm 1993, một nhà máy công nghiệp ở Massachusetts xảy ra đám cháy natri, và đội cứu hỏa địa phương cố gắng dập tắt bằng muối. Và kết quả thật không may, muối đã bị ẩm, khiến rất nhiều lính cứu hỏa bị bỏng nặng do vụ nổ hydro gây ra.

Chữa đám cháy kim loại - không dùng bình cứu hỏa CO2

Như đã giải thích ở trên, CO2 có trong bình cứu hỏa có thể tác dụng với một số chất kim loại trong đám cháy gây phản ứng hóa học cháy nổ, sinh nhiệt lớn, có thể làm đám cháy lan ra rộng hơn, hoặc sinh ra phản ứng nhiệt cháy nổ gây nguy hiểm cho thân thể những người xung quanh đám cháy.

Nếu dùng bình cứu hỏa phun CO2 vào đám cháy magie đang nhỏ, nó sẽ đột ngột bùng lên mạnh và nhanh hơn.

Chú ý: Hiểu biết về các lớp cháy

Lớp cháy (Class): được hiểu chung chung là cách phân loại các đồ vật bị cháy theo từng nhóm, tùy theo mức độ dễ cháy của vật, thường được biết đến là:

Lớp A: Những vật rắn dễ cháy thông thường, ví dụ như gỗ, giấy, vải, nhựa, mùn cưa,...

Lớp B: Bao gồm những chất lỏng dễ cháy và các chất khí dễ cháy như xăng, ga

Lớp C: Những thiết bị có điện

Lớp D: Những kim loại dễ cháy

Lớp K: Dầu và chất béo

Trong các không gian thông thường con người sinh sống ở cuộc sống hiện đại không thể thiếu kim loại. Bởi vậy để dập tắt các đám cháy có liên quan đến kim loại thì trong ký hiệu có thêm chữ M.

Bột chữa cháy các đám cháy

Bột chữa cháy ABC sẽ dập các đám cháy theo như định nghĩa các lớp cháy AB và C. Thành phần cơ bản là amoni photphat (NH4)3PO4. Bột ABC chữa cháy được hầu hết các đám cháy, hay còn gọi là bột chữa cháy tổng hợp.Tuy nhiên hạn chế của bột chữa cháy này là không tác dụng với đám cháy có than hoặc sản phẩm cháy tạo thành than, không tác dụng với đám cháy Na, K.

Bột chữa cháy BC thành phần chủ yếu là NaHCO3., được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, có giá thành tương đối rẻ và tác dụng chữa cháy tốt. Thành phần của bột chữa cháy BC chiếm khoảng 95 - 96%, 1-3% là magie stearat có tác dụng chống hút ẩm.

Bột chữa cháy kim loại(Kí hiệu M) chữa các đám cháy loại D, thành phần bột M khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Thành phần chính có thể là muối Bari, muối Na2CO3 NaCl.

Do đó chỉ có một số thiết bị/dụng cụ chữa cháy đặc biệt, được kí hiệu M trên vỏ bình mới có thể chữa đám cháy kim loại. Các bạn nên chú ý để tránh hành động sơ suất, sử dụng sai các dụng cụ để chữa đám cháy kim loại.

Bình chữa cháy kim loại M

Nên làm gì khi đám cháy kim loại xảy ra

Ngay cả khi hàng đống kim loại bốc cháy, điều duy nhất bạn và người thân nên làm là sơ tán, tránh xa đám cháy, thực hiện đúng 4 phương châm phòng cháy chữa cháy và để lực lượng PCCC chuyên nghiệp dập tắt chữa đám cháy kim loại. Bởi đám cháy kim loại sẽ sản sinh nhiệt rất lớn, dễ gây tổn thương cho những người ở khoảng cách gần.

Đám cháy sẽ từ từ tắt dần, vì đám cháy sẽ sản sinh ra tro và lớp tro này sẽ ngăn cản oxy không thấm sâu vào trong. Điều đó sẽ khiến cho đám cháy kim loại không bị thổi bùng lên.

Là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp các dụng cụ phòng cháy chữa cháy trên toàn quốc, DHT Việt Nam đã cung cấp sản phẩm phòng cháy chữa cháy kim loại cho các khu công nghiệp, sản xuất lớn tại Việt Nam.

Hotline 0968.692.585 luôn sẵn sàng tư vấn để bạn có được giải pháp PCCC an toàn với giá cả hợp lý nhất.

>>> Xem ngay: Review các loại bình chữa cháy và công dụng chi tiết

>>> Xem ngay: Cung cấp thiết bị PCCC Hà Nội bảng giá mới nhất

>>> Xem ngay: Địa chỉ nạp bình cứu hỏa tại Hà Nội

3 Bước dùng bình chữa cháy hiệu quả, dập tắt đám cháy ngay tức khắc
Khi có đám cháy xảy ra, ứng biến trong những phút đầu đóng vai trò quan trọng, quyết định đến quy mô đám cháy tiếp diễn như thế nào. Việc thực hành th...
Kích thước tủ chữa cháy âm tường bao nhiêu là hợp lý?
Khi mua các dụng cụ phòng cháy chữa cháy, nhiều người dân luôn có những câu hỏi: Kích thước tủ chữa cháy âm tường bao nhiêu để vừa đạt tiêu chuẩn an t...